TIÊU CHUẨN VỀ BẢN VẼ KỸ THUẬT- PHẦN 1

Thời gian đăng: 16/11/2022

| Số người xem: 210 đã xem

Người ta chế tạo các chi tiết và lắp ráp các sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ gồm có các loại hình biểu diễn sau đây: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt… Hãy cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật qua bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra. Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật.

Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài. Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành phố. Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây công trình. Sau đó, bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tấm đất sét và các tấm da.

Với đóng góp to lớn nhà họa sĩ thiên tài người Ý Leonardo da Vinci, nhà hình học và kiến trúc sư người Pháp Girard Dezarg đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh và nhà toán học người Pháp Rơnê Đêcác đã đề xướng hệ tọa độ thẳng góc. Điều đó đã tạo nên phép chiếu trục đo. Ban đầu hình biểu diễn được vẽ bằng tay và ước lượng bằng mắt. Những bản vẽ đó không có kích thước, người ta phán đoán chúng một cách gần đúng theo vật thể được biểu diễn. Kể từ thế kỷ thứ 17 bản vẽ dần dần trở nên hiện đại, cải thiện triệt để chất lượng sản phẩm được cải tiến để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn về bản vẽ. Nó diễn tả khá chính xác hình dạng khái quát công trình cần thể hiện và được vẽ bằng công cụ vẽ.

2. Các tiêu chuẩn được dùng trong bản vẽ kỹ thuật

2.1. Phép chiếu

Người ta chế tạo các chi tiết và lắp ráp các sản phẩm theo bản vẽ kỹ thuật. Qua bản vẽ chúng ta hiểu được hình dạng và kích thước của chi tiết biểu diễn, vật liệu chế tạo, độ nhám và độ chính xác cần đạt được của các bề mặt chi tiết và những yêu cầu về gia công nhiệt, lớp phủ,…

Bản vẽ gồm có các loại hình biểu diễn sau đây: hình chiếu, hình cắt và mặt cắt

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng bằng phép chiếu. Phép chiếu là quá trình vẽ hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng. Hình biểu diễn nhận được gọi là hình chiếu của vật thể. Hình chiếu gần giống như bóng của vật thể được chiếu từ một nguồn sáng mà người quan sát thấy được trên mặt tường hay mặt đất.

Phép chiếu gồm các yếu tố sau đây:

+ Tâm chiếu: là điểm từ đó thực hiện phép chiếu

+ Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu

+ Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Các yếu tố của phép chiếu

Kết quả của phép chiếu gòi là hình biểu diễn hay là hình chiếu của vật thể. Phép chiếu được chia ra phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song

Trong phép chiếu xuyên tâm, tất cả mọi tia chiếu đều xuất phát từ một điểm gọi là tâm chiếu, nó nằm cách mặt phẳng hình chiếu một khoảng nhất định. Phép chiếu xuyên tâm được dùng khi vẽ hình chiếu phối cảnh. Phép chiếu phối cảnh cho ta hình biểu diễn vật thể như ta thấy được quan sát vật thể tự một điểm nhìn xác định. Trong bản vẽ chế tạo cơ khí hầu như không dùng phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu này được dùng trong bản vẽ xây dựng và trong vẽ kỹ thuật

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Phép chiếu xuyên tâm

Trong phép chiếu song song, tất cả các tia chiếu song song với nhau. Các tia chiếu sẽ song song với nhau và bóng của vật thể ở trên mặt phẳng hình chiếu được coi là hình chiếu song song của vật thể. Trong bản vẽ kỹ thuật thường dùng phép chiếu song song, vì phép chiếu này cho ta hình trực quan và dễ vẽ so với phép chiếu xuyên tâm.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Phép chiếu song song

Trong phép chiếu song song, nếu các tia vuông góc với mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu song song đó gọi là hình chiếu vuông góc. Hình chiếu vuông góc còn gọi là hình chiếu trực giao.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Phép chiếu vuông góc

Bản vẽ dùng phương pháp các hình chiếu vuông góc có nhiều ưu điểm hơn so với bản vẽ dùng các phương pháp biểu diễn khác. Phương pháp đầu thể hiện một cách đầy đủ hình dạng và kích thước của vật thể, vì vật thể được biểu diễn từ nhiều phía khác nhau. Do đó, bản vẽ dùng trong sản xuất thường gồm có một, hai, ba hoặc nhiều hình biểu diễn vẽ bằng phép chiếu vuông góc.

2.2. Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ kỹ thuật

Trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát gọi là hình chiếu

Để hiểu bản vẽ cần biết rõ vị trí các hình chiếu. Tên gọi các hình chiếu phụ thuộc vào hướng chiếu của vật thể.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Hình chiếu trong bản vẽ kỹ thuật

Hình chiếu đứng là hình chiếu nhìn từ trước vật thể còn được gọi là hình chiếu chính

Hình chiếu cạnh là hình chiếu nhìn từ bên trái vật thể

Hình chiếu bằng là hình chiếu nhìn từ trên xuống vật thể

Mỗi hình chiếu có một vị trí xác định trên bản vẽ. Hình chiếu cạnh được đặt ở bên phải và ngang với hình chiếu chính, hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu chính. Không được vi phạm quy tắc đó, nghĩa là không được đặt hình chiếu ở vị trí bất kỳ.

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Bố trí các hình chiếu trên bản vẽ

Hiểu được quy tắc bố trí các hình chiếu mới có thể hình dung được hình dạng của vật thể theo các hình chiếu của nó. Khi đọc bản vẽ cần phân tích hình dạng của chi tiết, nghĩa là so sánh từng bộ phận của vật thể tạo nên chi tiết với hình dạng các khối hình học.

2.3. Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

Để biểu diễn vật thể một cách rõ ràng trên bản vẽ, người ta dùng các loại đường nét khác nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định các loại đường nét, cách vẽ và các ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kỹ thuật của tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí.

Trong các loại đường đường nét, có đường sẽ thể hiện đường bao thấy được và có đường thể hiện đường bao khuất của bề mặt thực, có đường thể hiện đường kích thước và thể hiệt măt phẳng đối xứng của vật thể đó là những nét quy ước không có trên vật thể.

  • Nét cơ bản (Nét liền đậm): Để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ
  • Nét đứt: Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào về rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.
  • Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh

Để vẽ các chi tiết, trước hết cần vạch các đường trục và đường tâm, xem đó là những đường cơ sở của bản vẽ. Căn cứ vào các đường đó mà vẽ các hình đối xứng và đặt các kích thước, từ đó vẽ các đường bao của vật thể.

  • Nét liền mảnh: Ngoài các đường nét đã nêu ở phía trên, nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng

Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước và được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường kích thước và đường gióng ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.

  • Nét cắt: Để vẽ các vết của mặt phẳng cát, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm

Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật

Các loại đường nét

Bề rộng của đường nét phải thống nhất trên toàn bộ cách hình biểu diễn của bản vẽ, được vẽ theo cùng một tỷ lệ. Bề rộng của các đường nét phụ thuộc vào bề rộng s của nét cơ bản.

Tên gọi Ứng dụng Hình dạng Bề rộng
Nét cơ bản Đường bao thấy Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật 0,5 ≤ s ≤ 1,4
Nét đứt Đường bao khuất Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật Từ s/2 đến s/3
Nét chấm gạch mảnh Đường trục và đường tâm Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật
Nét liền mảnh Đường kích thước và đường gióng Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật
Nét cắt Vết của mặt phẳng cắt Tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật Từ s đến 1,5s

Các loại đường nét và bề rộng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng