KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG ĐÁ MÀI VÀ DÂY MÀI NHÁM VÒNG

Thời gian đăng: 21/11/2022

| Số người xem: 186 đã xem

Như bạn có thể thấy, máy mài công nghiệp là một phần quan trọng của các ngành công nghiệp ngày nay vì chúng vận hành một cách cơ học với độ chính xác cao và chi phí thấp. Để có cái nhìn tổng thể hơn về các sản phẩm liên quan tới máy mài, trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đá mài và dây đai nhám vòng, khi nào nên sử dụng?

I. Tổng quan về đá mài

Cấu tạo và thành phần của đá mài

Cấu tạo: Đá mài kim loại hay còn gọi là vật liệu mài được cấu tạo chính bởi các hạt mài và chất kết dính.

Tìm hiểu về đá mài và dây mài nhám vòng, khi nào nên sử dụng?

– Hạt mài: Là thành phần chính của đá mài, được chế tạo từ các loại vật liệu như kim cương, cacbit Silic (SiC), Oxit nhôm (Al2O3), cacbit bo (B4C) …. Thông thường kích cỡ hạt từ 5micromet đến 3.200micromet để chế tạo các loại đá mài khác nhau.

– Chất kết dính: Dùng để liên kết các hạt mài và tạo nên hình dáng của đá mài, gồm chất kết dính vô cơ như keramit, chất kết dính hữu cơ như bakelit, caosu…nó  quyết định độ cứng và độ bền của đá mài.

Đá mài bao gồm 2 loại: đá cứng và đá mềm, độ cứng hoặc độ mềm của đá mài không phụ thuộc vào vật liệu chế tạo hạt mài mà là khả năng tách rời của các hạt mài khi có lực tác dụng của lực cắt để tạo nên trên bề mặt của đá một lớp hạt mài mới.

+ Đá cứng là loại đá mà các hạt mài khó tách khỏi đá mài, thường dùng để gia công các loại vật liệu mềm vì vật liệu mềm không đòi hỏi cao về độ sắc của lưỡi cắt.

+ Đá mềm là loại đá dễ tách các hạt mài ra khỏi đá mài và tạo nên trên bề mặt của đá các hạt mài mới và các lưỡi cắt mới nên lưỡi cắt sắc bén hơn, thường dùng để gia công các vật liệu cứng.

1. Phân loại đá mài

Chọn đá theo chất kết dính

Có hai loại chất kết dính được dùng phổ biến nhất là: vô cơ (Keramic) và hữu cơ (Bakelit và Vunkahit).

+ Chất kết dính Keramic (G): Được tạo từ đất sét trắng chịu lửa, Spat và hoạt thạch, đôi khi còn thêm vào phấn, thạch anh, nước thuỷ tinh. Đá mài có chất kết dính Keramic có độ bền hoá học cao, chịu được ẩm và nhiệt độ cao, đảm bảo được prôfin của đá mài. Nhưng đá mài này làm việc với tốc độ thấp và có nhược điểm là độ giòn cao.

+ Chất dính kết Bakelit (B): Là chất nhựa nhân tạo chế tạo từ nhựa Cacbonic và Fomalin, nên có thể làm việc ở tốc độ cắt lớn đến 50m/s, ở một số trường hợp đặc biệt có thể đến 80m/s. ở nhiệt độ trên 1800, chất dính kết Bakelit mất tính bền của nó. Vì vậy đá mài kiểu này không chịu được nhiệt độ cao, đồng thời không chịu được tác dụng của kiềm.

+ Chất kết dính Vunkahit (V): Gồm 70% cao su và 30% lưu huỳnh. Đá mài có chất kết dính vunkahit có độ bền và tính đàn hồi cao hơn cả đá Bakelit, vì vậy chất kết dính Vunkahit được dùng để chế tạo đá mài định hình và các loại đá cắt đứt có chiều dày mỏng 0.3 – 0.5mm (với đường kính 150 – 200mm ). Nhược điểm của đá mài này là độ xốp kém, mặt đá bị lì nhanh , chịu nhiệt kém (ở nhiệt độ >200 độ C Vunkahit bị cháy) nên khi sử dụng nhất thiết phải dùng dung dịch nguội lạnh. Ở nhiệt độ 150 độ C Vunkahit bị mềm ra, hạt mài dễ ấn sâu vào chất kết dính, áp lực của hạt mài lên bề mặt gia công giảm, nên được sử dụng trong các nguyên công mài bóng, mài tinh.

Chọn đá theo kích cỡ hạt mài

– Khi mài thô, khi gia công các vật liệu mềm dẻo nên lựa chọn các đá có kích cỡ hạt lớn.

– Khi mài tinh, gia công các vật liệu cứng hơn chọn các đá có kích thước hạt nhỏ hơn.

– Diện tích tiếp xúc giữa đá mài và chi tiết gia công càng lớn đá mài càng cần có hạt lớn và ngược lại.

Chọn đá theo kích cỡ của máy

– Đá mài 100 mm được dùng cho các máy có đường kính cỡ 100 mm, dùng để mài mòn, tạo nhám, làm mịn bề mặt.

– Đá mài 150 mm thường dùng hạt mài A30R, tạo độ mài mòn cao, giúp đánh bóng, làm sạch các vết bẩn trên bề mặt rất hiệu quả.

– Đá mài 200 mm thường được dùng để mài sắt thô.

Chọn theo vật kiệu đá mài

Bao gồm cả vật liệu tự nhiên và nhân tạo như kim cương, silicon barbide hay boron carbide.

– Kim cương có độ cứng  98.690 N/mm2, được dùng để chế tạo đá mài có tác dụng mài sắc, mài bóng dao hợp kim cứng cũng như mài các vật liệu có độ cứng cao.

– Boron carbide có độ cứng 36.300 – 48.070 N/mm2, boron carbide cứng và giòn hơn silicon carbide. Nó gồm 70 – 90% B4C còn lại là Bo, graphit và các tạp chất khác.

– Silicon carbide có độ cứng 29.460 N/mm2, là hợp chất giữa Silic và cacbon ( ở nhiệt độ 2200 – 2300C). Có hai loại: Silicon carbide xanh chứa 98 – 99% Silic và Silicon carbide đen chứa 97 – 98 % Silic. Silicon carbide xanh dùng để mài sắc dao hợp kim cứng, dao sứ, Silicon carbide đen dùng để gia công vật liệu có giới hạn bền thấp và các kim loại dẻo, gang xám, nhôm, đồng, vật liệu phi kim loại.

– Corundum có độ cứng  20.200 N/mm2, được hình thành từ Oxit nhôm Al2O3 luyện từ bocxit có ba loại:

+ Corundum thường được dùng phổ biến nhất thường có các màu thay đổi nâu sẫm đến hồng, dùng làm đá mài để mài thô, mài bán tinh và mài tinh các vật liệu thép, gang dẻo hay dụng cụ bằng thép dụng cụ.

+ Corundum trắng có chất lượng tốt hơn corumdum thường vì có chứa tỷ lệ Oxit nhôm cao hơn (khoảng 97 – 98,5%), dùng cho nguyên công mài bán tinh và tinh các thép cứng cũng như mài sắc dao cắt bằng thép dụng cụ.

+ Corundum đơn tinh thể có độ bền và có tính cắt cao. Thành phần Oxit nhôm 97 – 99%, dùng để mài tinh, bóng, sắc các loại dao, cũng như các vật liệu có độ cứng cao.

2. Khi nào nên sử dụng đá mài?

Máy mài có gắn đá mài là công cụ vô cùng hữu ích đối với bất cứ hoạt động gia công, hoàn thiện sản phẩm nào. Tuy nhiên, để đảm bảo về hiệu suất công việc ở mức cao nhất bạn bắt buộc cần phải biết khi nào nên sử dụng đá mài để đạt hiệu quả?

– Dùng để mài sắc mũi khoan, dao tiện.

– Mài những sản phẩm ngắn không đòi hỏi độ bóng độ hoàn thiện cao.

– Máy hoạt động với một công suất khá lớn không thay đổi được tốc độ nên cần phải chọn loại đá phù hợp.

– Trong môi trường khô, nếu cần phải sử dụng nước làm mát, thì khi sử dụng xong phải lau khô đá.

– Máy mài giúp mài các chi tiết, làm nhẵn các mối hàn, các cạnh sắc ở nhiều vị trí khác nhau.

– Dùng để cắt sắt thép hay các khối bê tông.

– Ứng dụng trong việc gia công các loại vật liệu có độ cứng cao như sắt, thép,…. hay các kim loại khác.

– Không nên mài những vật liệu mềm vì tốc độ cao sẽ dễ gây cháy về mặt.

3. Ưu điểm và nhược điểm của đá mài

Ưu điểm

– Mài tốt những vật liệu cứng, mài sắc mũi khoan và dao tiện,…

– Độ bền cao

– Mài tốt những chi tiết sắc nhọn

Nhược điểm

Tìm hiểu về đá mài và dây mài nhám vòng, khi nào nên sử dụng?

– Vì được thiết kế nhằm hoạt động trên các loại vật liệu có độ cứng cao như sắt, thép nên buộc máy phải có công suất cùng tốc độ không tải khá lớn. Tốc độ quay của một số máy thực sự là cực kỳ lớn và có khả năng đạt đến 50m/ giây, gây ra lượng bụi đáng kể.

– Vỡ đá gây nguy hiểm cho người sử dụng

– Ít chế độ mài nên bề mặt sẽ không được hoàn hảo.

– Phải kiểm tra xem thông số của đá có phù hợp với máy không, ví dụ như tốc độ vòng quay tối đa, đường kính ngoài và đường kính lỗ viên đá, các giới hạn khác (nếu có).

– Đá mài không chịu được rung động và tải trọng va đập, độ ẩm và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ bền của đá.

II. Tổng quan về dây đai nhám vòng

1. Cấu tạo và thành phần của dây đai nhám vòng

– Hạt mài (Grain): Các hạt phổ biến là: Ceramic, Silicon Carbide, Green Silicon Carbide, Aluminum Oxide, White Alumium Oxide, Garnet, Zirconia, Open Coat…

– Keo dính (Bonding): Các chất hóa học để kết dính hạt mài lên nền vải nhám là các hợp chất sau: Resin Bond, Resin Over Glue Bond, Glue Bond, Zinc Stearate

– Nền vải nhám (Backing): Thông thường sử dụng Giấy Tổng Hợp hoặc Vải Jeans hoặc Vải Twill

Tìm hiểu về đá mài và dây mài nhám vòng, khi nào nên sử dụng?

Tương ứng với mỗi loại hạt mài ta sẽ có bấy nhiêu loại nhám đai dùng kết hợp với máy đánh bóng hay thủ công. Trong đó nhám đai C với Hạt mài là hạt Ceramic ưng dụng trong mài thô và mài vết hàn kim loại. Nhám vòng Z với hạt mài là hạt Zirconia ứng dụng mài tinh và mài vết hàn kim loại.

2. Phân loại dây đai nhám vòng

– Theo độ hạt trên dây đai

– Độ hạt Thô – Mịn đa dạng: 24, 36, 60, 80, 120, 180, 240, 320, 400, 600, 800, 1000.

+ Cỡ hạt mài: 8-24, độ nhám thô

+ Cỡ hạt mài: 30-60, độ nhám vừa

+ Cỡ hạt mài: 70-180, độ nhám mịn

+ Cỡ hạt mài: 220-1200, độ nhám là rất mịn

– Ký hiệu về độ nhám trên giấy nhám

Khi chọn mua bất kỳ sản phẩm giấy nhám nào, chúng ta sẽ thấy trên bao bì hoặc trên chính sản phẩm tồn tại các ký hiệu bằng chữ A hoặc là chữ P. A hoặc P ở đây chính là ký hiệu về độ nhám. Trong đó:

P: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)

A: là ký hiệu nhám theo tiêu chuẩn của Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).

Ở đây, cần phân biệt rõ ràng là P và A không phải chỉ riêng độ nhám, mà là ký hiệu nhám, là độ kích thước trung bình của một tổ hợp hạt. Có rất nhiều loại hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ % cho phép các hạt này sẽ được Hiệp hội sản xuất giấy nhám quốc tế quy định.

Như vậy khi chọn mua, nếu chúng ta thấy trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm có ký hiệu P60 chẳng hạn, thì có nghĩa là nó ám chỉ cả một tập hợp số, chứ không phải chỉ là một con số nhất định.

Tương tự như vậy, khi thấy ký hiệu A60, thì có nghĩa đó cũng là ký hiệu cho một tập hợp số, và chính vì là cả một tập hợp số nên chúng ta không thể quy đổi từ A sang P hoặc là từ P sang A.

Giá trị của P và A theo từng nhà sản xuất giấy nhám cũng không giống nhau. Ví dụ, cả 2 sản phẩm đều có ký hiệu P60, nhưng nếu sản phẩm có xuất xứ từ Đức thì sẽ khác với từ Nhật, Trung Quốc hay Hàn Quốc, vì tỉ lệ hạt quy định cho giấy nhám ở mỗi quốc gia, mỗi nhà sản xuất là không giống nhau, điều này tùy thuộc vào dây chuyền và công nghệ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm mà mỗi nhà sản xuất mang lại.

3. Khi nào nên sử dụng dây mài nhám vòng ?

– Khi sản phẩm cần độ bóng và độ hoàn thiện cao

– Thời gian thay thế giấy nhám ngắn mang lại hiệu suất lao động cao hơn phù hợp sử dụng thường xuyên, sản xuất hàng loạt

– Trong môi trường ẩm hoặc khô đều sử dụng tốt

– Khi mài những vật liệu mềm như: Đồng, inox, nhôm, thép vì có thể thay đổi tốc độ và độ nhám phù hợp với từng loại vật liệu

– Sản phẩm ứng dụng đặc biệt trong ngành gỗ và xử lý bề mặt kim loại

– Mài sắc lại những dụng cụ kim loại, đặc biệt hữu ích trong mài dao, kéo, những bề mặt khó

– Mài phẳng những chi tiết có bể mặt dài, điểm tiếp xúc lớn

– Đánh bóng bề mặt, tẩy bavia, tẩy gỉ, tẩy lớp oxi hóa, mài

4. Ưu điểm và nhược điểm của dây mài nhám vòng

Ưu điểm

– Giấy nhám giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn do vỡ đá mài gây ra. Các hạt vật liệu nhỏ và nhẹ được dán lên một tấm nền chắc chắn cho phép nó chịu được cường độ làm việc cao và nếu có bị vỡ ra thì trọng lượng nhỏ của nó cũng không làm tổn hại đến người sử dụng.

– Các hạt vật liệu mài cao cấp cho phép giấy nhám có tốc độ gia công ngày càng cao.

– Công nghệ tự làm bén các hạt mài cho phép giấy nhám duy trì được tính năng dài hơn.

– Các loại máy được thiết kế dùng giấy nhám có trọng lượng nhẹ hơn giúp người sử dụng thuận tiện hơn, giảm các chấn động ảnh hưởng đền sức khỏe người sử dụng.

– Thời gian thay thế giấy nhám ngắn mang lại hiệu suất lao động cao hơn.

Nhược điểm

– Gặp sự cố nếu sử dụng để mài dao tiện, mũi khoan

– Mài những vật liệu cứng sẽ chậm và nhanh mòn dây

– Cần phải sử dụng đúng kích thước dây và chọn loại dây đai độ nhám phù hợp

– Dễ đứt và rách dây đai khi mài những vật sắc, nhọn

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng