CÁCH PHÂN BIỆT BIẾN TẦN VÀ BIẾN ÁP

Thời gian đăng: 06/12/2022

| Số người xem: 190 đã xem

Trong lĩnh vực kỹ thuật và tự động hóa thì biến tần và biến áp quá quen thuộc với người dùng. Đặc biệt, ứng dụng của 2 thiết bị này trong công nghiệp rất nhiều. Nhưng rất nhiều người lại chưa hiểu rõ về 2 loại thiết bị này. Cùng Văn Thái tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Biến tần là gì? Biến áp là gì?

Để phân biệt được biến tần và biến áp thì trước hết bạn cần phải hiểu rõ khái niệm biến tần là gì và biến áp là gì trước tiên. Vậy:

1.1. Biến tần là gì? Lợi ích của biến tần

cơ chế hoạt động của Biến Tần

Biến tần là thiết bị giúp chuyển đổi dòng điện một chiều hoặc xoay chiều thành dòng điện xoay chiều ở một tần số khác và có thể điều chỉnh được. Tóm lại, sử dụng biến tần giúp người dùng thay đổi được dòng điện đặt lên cuộn dây trong động cơ, từ đó có thể điều khiển được tốc độ động cơ mà không cần phải sử dụng tới hộp số cơ khí.

Sử dụng biến tần có rất nhiều lợi ích đem lại, như:

  • Có thể tiết kiệm 20-30% điện năng tiêu thụ so với hệ thống khởi động truyền thống
  • Bảo vệ động cơ tốt hơn bởi biến tần có thể điều chỉnh tốc độ động cơ và dòng khởi động phù hợp với yêu cầu của động cơ, mà điều này thì hệ thống khởi động truyền thống không làm được.
  • Tăng hiệu suất làm việc cho động cơ, giảm hư hỏng, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Giảm tỉ lệ hao mòn trang thiết bị, giúp động cơ tải lớn không cần phải khởi động đột ngột, giảm tỉ lệ hư hỏng và tăng tuổi thọ động cơ

1.2. Biến áp là gì? Ưu điểm khi sử dụng biến áp

Máy biến áp 1 pha

Theo đó, biến áp là thiết bị giúp thay đổi điện áp xoay chiều AC dựa trên nguyên lý cảm ứng điện. Chức năng chủ yếu của máy biến áp đó là chuyển đổi điện áp, chuyển đổi trở kháng, ổn định lại điện áp, chuyển đổi dòng điện trong dây dẫn, biến đổi điện áp cao tần, biến áp điện tử,…

Biến áp có rất nhiều ưu điểm như:

  • Tránh nguy hiểm cho người dùng khi xảy ra sự số chập điện, nổ cầu chì,…
  • Giúp mạng lưới điện hoạt động ổn định, phù hợp với yêu cầu của các thiết bị đang sử dụng.
  • Tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, giảm chi phí cho doanh nghiệp
  • Điều chỉnh điện áp phù hợp với các thiết bị đang sử dụng trong doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao tuổi thọ cho thiết bị
  • Điện áp ổn định giúp thiết bị hoạt động ổn định, đúng công suất, làm tăng năng suất làm việc của doanh nghiệp.

2. So sánh biến tần và biến áp

2.1. Giống nhau

Biến tần thì có khả năng thay đổi dòng điện và tốc độ của động cơ, còn biến áp giúp ổn định nguồn điện và giúp động cơ hoạt động trơn tru.

Những điểm giống nhau của biến tần và biến áp như:

  • Đầu ra của 2 thiết bị đều là điện áp xoay chiều: 2 thiết bị biến tần và biến áp đều hoạt động với mục đích làm ổn định điện áp xoay chiều ở đầu ra, giúp ổn định dòng điện áp vào động cơ khi hoạt động
  • Bảo vệ động cơ, giúp động cơ hoạt động ổn định: Khi điện áp ổn định, động cơ sẽ hoạt động đúng công suất, an toàn.
  • Về lâu dài, sử dụng một trong 2 thiết bị này giúp tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa: Khi động cơ hoạt động ổn định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng và sửa chữa sau này. Về lâu dài giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
  • Giúp tăng tuổi thọ của động cơ: máy biến tần và biến áp giúp điện áp xoay chiều ổn định, phù hợp với công suất hoạt động của động cơ, giúp động cơ hoạt động trơn tru, ít trục trặc, từ đó làm tăng tuổi thọ sử dụng động cơ, hạn chế được tối đa sự cố có thể xảy ra khi điện áp thay đổi không ổn định.
  • Tăng năng suất làm việc của động cơ nhờ ổn định điện áp đầu vào: Khi động cơ hoạt động trơn tru và ổn định giúp tăng tuổi thọ, giảm sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, tăng hiệu suất trong quá trình làm việc.

2.2. Khác nhau

Máy biến tần và biến áp tuy rằng có nhiều điểm giống nhau, nhưng về bản chất thì đây là 2 thiết bị khác biệt.

Đối với máy biến tần

  • Cấu tạo: Gồm bộ chỉnh lưu, tuyến dẫn một chiều, thiết bị IGBT, bộ kháng điện xoay chiều, bộ kháng điện một chiều, điện trở hãm.
  • Chức năng: Biến đổi dòng điện một chiều, xoay chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp có thể điều chỉnh được

Đối với máy biến áp

  • Cấu tạo: Bao gồm 3 bộ phận chính là lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
  • Chức năng: Biến đổi dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, tần số không thay đổi.

Cách phân biệt giữa biến tần và biến áp mà bạn nên biết

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng