BẢN VẼ CHI TIẾT LÀ GÌ? CÁC THÀNH PHẦN CỦA BẢN VẼ CHI TIẾT

Thời gian đăng: 06/08/2022

| Số người xem: 185 đã xem

Bản vẽ chi tiết được coi là kim chỉ nam hay một bản phiên dịch giúp người thiết kế, lập trình có thể hiểu được yêu cầu gia công sản phẩm. Do đó bạn cần hiểu các thành phần cơ bản cũng như các thiết kế và đọc bản vẽ. Để có thể tạo ra được sản phẩm đáp ứng các yêu cầu với chất lượng cao. Bài viết dưới đây của Văn Thái sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản vẽ chi tiết, cùng tham khảo với chúng mình nhé!

  1. Bản vẽ chi tiết là gì?

Bản vẽ chi tiết là loại bản vẽ thể hiện được đầy đủ các hình dạng, vừa thể hiện rõ ràng các kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Trong gia công sản xuất, đây được coi là tài liệu kỹ thuật dùng để chế tạo và kiểm tra sản phẩm.

Thông thường, bản vẽ chi tiết sẽ gồm có các yếu tố như:

  • Hình biểu diễn.
  • Khung hình vẽ.
  • Khung tên.
  • Kích thước.
  • Yêu cầu kỹ thuật.

Bản vẽ chi tiết giá đỡ bằng thép

  1. Công dụng của bản vẽ chi tiết

Là một trong những bản vẽ kỹ thuật cơ khí, bản vẽ chi tiết đóng một vai trò quan trọng trong quá trình gia công cơ khí. Chúng được coi là cơ sở giao tiếp trung gian. Thông qua đó, người thiết kế lập trình có thể hiểu đầy đủ thông tin và yêu cầu của sản phẩm.

Từ những yêu cầu này, người lập trình có thể thiết lập các lệnh và chương trình gia công phù hợp. Tránh được những sai lệch không mong muốn trong quá trình gia công.

Sau khi hoàn tất gia công, lúc này bản vẽ đóng vai trò là cơ sở dùng để đánh giá chất lượng của sản phẩm. Là kim chỉ nam không thể thiếu sót trong quá trình gia công. Vì vậy cần tuân thủ những quy tắc chung khi thiết kế.

  1. Các thành phần chính của bản vẽ chi tiết

Các thành phần trong bản vẽ chi tiết cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật. Nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo các thông số kỹ thuật và độ hoàn thiện cao nhất.

3.1. Tiêu đề

Nơi chứa thông tin cơ bản về bộ phận như tên, vật liệu, yêu cầu hoàn thiện,… Ngoài ra, đây cũng là nơi chứa thông tin kỹ thuật như tỷ lệ bản vẽ, dung sai,…Việc cung cấp thông tin giúp cho biết chức năng của sản phẩm, tiêu chuẩn bản vẽ ISO/DIN.

3.2. Hình ảnh bộ phận

Hình 3D của sản phẩm, giúp người vận hành dễ hình dung được sản phẩm.

3.3. Mặt chính của bộ phận

Đây là nơi cung thông tin hình học. Sản phẩm sẽ được miêu tả chi tiết ở dạng 2 chiều, phác họa chính xác hình dạng khi được nhìn từ mặt ngoài vào. Đối với hầu hết các bộ phận, việc sử dụng 2 hoặc 3 hình chiếu chính diện cũng đủ để mô tả chính xác toàn bộ hình học của chi tiết.

3.4. Mặt cắt bộ phận

Được sử dụng để xem chi tiết bên trong bộ phận. Một bản vẽ kỹ thuật có thể có nhiều bản vẽ mặt cắt. Các mũi tên của đường cắt cho biết hướng nhìn. Thông thường hình chiếu mặt cắt được đặt thẳng hàng với hình chiếu chính diện.

   Bản vẽ chi tiết gia công

3.5. Góc nhìn chi tiết

Góc nhìn chi tiết làm nổi bật các khu vực phức tạp hoặc khó nhìn khi xem trực quan. Chúng thường có hình dạng tròn (được đặt lệch để tránh nhầm lẫn). Thường được chú thích bằng chữ cái duy nhất (A, B,…)

Các khung hình chi tiết có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên bản vẽ và có thể sử dụng tỷ lệ khác nhau với phần còn lại của bản vẽ.

3.6. Những ghi chú trong bản vẽ chi

Những ghi chú có thể giúp cho nhà sản xuất có thể hiểu được thêm sản phẩm. Các ghi chú có thể là những biểu tượng hoặc ký hiệu.

3.7. Chú thích lỗ

Gia công lỗ thường được thực hiện bằng mũi khoan. Chúng thường bao gồm những tính năng phụ khác như lỗ khoét phẳng (⌴) hay khoét loe miệng (⌵).

Ký hiệu độ sâu (↧) cũng có thể được sử dụng thay thế cho việc bổ sung kích thước vào bản vẽ.

3.8. Chú thích ren

Nếu các bộ phận của bạn cần ren, thì chúng phải được chỉ định rõ ràng trên bản vẽ kỹ thuật. Có thể xác định ren bằng cách chỉ ra kích thước ren tiêu chuẩn (ví dụ M4) thay vì kích thước đường kính.

3.9. Dung sai

Để đảm bảo sản phẩm được gia công có độ chính xác cao, các chi tiết phải được chế tạo với độ sai lệch trong mức cho phép.

Dung sai có nhiều định dạng khác nhau và có thể áp dụng cho bất kỳ kích thước nào trên bản vẽ. Dung sai đơn giản nhất là dung sai song phương, đối xứng xung quanh kích thước cơ sở. Ngoài ra còn có dung sai đơn phương và dung sai nhiễu.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng