TÌM HIỂU VỀ THƯỚC ĐO ĐỘ SÂU, CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

Thời gian đăng: 30/08/2022

| Số người xem: 91 đã xem

Chiếc thước đo độ sâu đã và đang càng trở nên rất quen thuộc với những người làm trong ngành cơ khí. Vậy chiếc thước đo độ sâu có cấu tạo như thế nào? Bạn đã biết cách sử dụng chúng hiệu quả hay chưa? Hiểu được điều đó, Văn Thái đăng bài viết này với mong muốn cung cấp cho bạn những thông tin về chúng!

1. Vài nét cơ bản về thước đo độ sâu

Thước đo độ sâu là thiết bị cơ khí chính xác dùng để đo lường nổi tiếng và được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo máy, được các kỹ sư dễ dàng lựa chọn cho các mục đích như đo thông số kỹ thuật của các loại thiết bị cơ khí. Các loại thước đo độ sâu này thường được sử dụng để đo độ sâu của các chi tiết hoặc độ sâu của rãnh, ren có trong các chi tiết của động cơ và thiết bị cơ khí. Kết quả đưa ra đo lường chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.

Cấu tạo, cách đo, ứng dụng thước đo sâu Mitutoyo

Thước đo độ sâu còn phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau, giúp người sử dụng hay công nhân linh hoạt lựa chọn loại thước phù hợp với công việc hiện tại, giúp đạt hiệu quả tối ưu. Các dải đo khác nhau của thước đảm bảo độ tin cậy cao, chính xác và an toàn khi thực hiện các thao tác. Mặc dù có thiết kế nhỏ gọn nhưng loại thước đo này cung cấp cho người dùng rất nhiều chức năng đa dạng, với các thông số có thể kiểm tra bao gồm kích thước của khe hở, độ sâu. Giúp cho quá trình làm việc của người dùng trở nên linh hoạt, đơn giản và nhanh chóng hơn.

2. Có những loại thước đo độ sâu nào?

Thước đo độ sâu được thiết kế có 2 loại là thước đo độ sâu cơ khí và thước đo độ sâu điện tử. Điểm chung là chúng đều được chế tạo bằng chất liệu cao cấp, bởi vậy nó đảm bảo được độ cứng cáp vượt thời gian, khả năng chịu lực tốt, cũng như có thể sử dụng trong nhiều điều kiện và nhiều môi trường khác nhau. Trong đó, thước đo độ sâu điện tử được sử dụng nhiều hơn hẳn so với loại cơ khí nhờ tính năng ưu việt và độ chính xác gần như tuyệt đối mà nó mang lại.

Thước đo độ sâu cơ khí Mitutoyo 527-202 | Thước Đo Độ Sâu | ketnoitieudung.vn

Thước đo độ sâu cơ khí thường

Thước điện tử đo sâu Mitutoyo 571-201-30 | vattumientay.com

Thước đo độ sâu điện tử

Nếu như bạn quen với các thiết bị cơ khí và rành mạch về cách sử dụng thì nên lựa chọn thước đo sâu cơ khí để sử dụng. Điều này không những hỗ trợ công việc của bạn tăng thêm năng suất mà còn tiết kiệm chi phí cần phải chi cho dụng cụ đo lường. Nếu ngân sách của bạn “rủng rỉnh” hơn thì hãy cân nhắc đến việc đầu tư một chiếc thước đo sâu điện tử nhé! Chắc chắn nó sẽ hỗ trợ bạn đo đạc nhanh chóng, chính xác và tiện lợi nhất!

3. Cách sử dụng thước đo độ sâu điện tử

Bước 1: Nhấn phím ON/OFF trên thước để bật thước lên, màn hình kỹ thuật số hiển thị, di chuyển thanh trượt của thước để kiểm tra sự thay đổi phạm vi.

Bước 2: Làm sạch phần đã kiểm tra, có thể dùng giẻ hoặc khăn nhúng dầu lau.

Bước 3: Nới lỏng các vít trên thân thước đo độ sâu.

Bước 4: Đo theo đơn vị đo mà người dùng có thể chuyển đổi từ hệ milimet hoặc inch tùy theo mục đích, thường là hệ milimet cho các nước Châu Á và hệ inch cho các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada …

Bước 5: Nhấn nút số 0 trên máy để đặt đồng hồ về số không.

Bước 6: Đẩy thước đến vị trí chi tiết cần kiểm tra, gạt thước xuống để tiếp tục đẩy.

Bước 7: Vặn các vít cố định của thước đo sâu điện tử để cố định thân thước.

Bước 8: Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình, người dùng chỉ cần đọc kết quả hiển thị từ màn hình kỹ thuật số.

Cách sử dụng thước đo sâu hiệu quả

4. Cách bảo quản thước đo độ sâu điện tử

Ngoài việc sử dụng thước đo độ sâu cho các thao tác đo đạc chuẩn xác thì việc bảo quản đúng cách cũng giúp cho ra kết quả chính xác và giúp tăng tuổi thọ và độ bền của thước, sau đây là một số lưu ý, quý khách hàng có thể tham khảo:

  • Sau khi kiểm tra xong hoặc sử dụng thước, chú ý nhấn nút ON / OFF trên thân thước để tắt máy đo sâu điện tử, tắt khi không sử dụng.
  • Không để bảo quản chung các loại máy đo sâu cơ điện tử
  • Người dùng cần vệ sinh sạch sẽ thước và bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh môi trường có độ ẩm cao.
  • Luôn giữ cho thước không bị bụi, đặc biệt là từ đá mài, vụn gang hoặc dung dịch tưới.
  • Sau khi hoàn thành công việc với thước mỗi ngày, dùng giẻ sạch lau và bôi trơn thước.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng