BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH BIẾN TẦN TIẾT KIỆM ĐIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Thời gian đăng: 18/11/2022

| Số người xem: 153 đã xem

Biến tần là 1 máy thường thấy trong tự động hóa và là 1 phần không thể thiếu với chức năng chuyển đổi dòng điện, và 1 vấn đề được quan tâm đó là “Biến tần tiết kiệm điện như thế nào”. Yên tâm, ngay sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách biến tần đã tiết kiệm điện. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng, nguyên lý làm việc của biến tần đó là biến đổi dòng điện ở tần số này thành dòng điện ở tần số có thể thay đổi được.

1. Biến tần tiết kiệm điện thế nào?

Bạn biết đó, tốc độ đồng bộ (ở đây là chưa tính đến độ trượt S) của động cơ không đồng bộ 3 pha được tính như sau:

  • N=60f/p(vòng/phút)

Trong đó:

  • f: tần số lưới điện (thường là 50Hz, có nơi là 60Hz)
  • p: Số cặp cực teeuef trên stato động cơ.

Hầu hết các máy biến tần nhập khẩu hiện nay đều có dải tần số từ 47 – 63 Hz

Stato của động cơ được quấn theo số p=1, 2, 3, 4 tương ứng với đó là tốc độ đồng bộ của động cơ là N=3000, 1500, 1000, 750 vòng/phút. Ở điều kiện bình thường, mỗi một động cơ chỉ được thiết kế sao cho làm việc ở 2 tốc độ. Chẳng hạn như: từ N = 3000 và 1500 vòng/phút; N = 1500 và 1000 vòng/phút… Nếu được quấn với nhiều tốc độ thì rất phức tạp khiến cho giá thành của đông cơ rất cao.

Bên cạnh đó, khi thay đổi (p) chỉ đạt được tốc độ hạn chế, nhiều lúc lại không phù hợp với công nghệ sản xuất. Do đó, dựa vào công thức trên, biện pháp duy nhất là thay đổi tần số (f) của động cơ khiến tốc độ thay đổi theo ý muốn. Để làm được điều này, biến tần ra đời, dòng điện đi qua biến tần, đầu ra của biến tần dòng điện có dạng hình sin, điện áp biến đổi có dạng xung vuông nối tiếp nhau và tần số sẽ được điều chỉnh tùy ý để đạt được tốc độ theo công nghệ đã chọn.

Biến tần tiết kiệm điện như thế nào

Biến tần tiết kiệm điện năng rao sao

2. Vậy tác dụng của biến tần là gì?

  • Điều chỉnh động cơ không đồng bộ với các tốc độ khác nhau.
  • Điều khiển lưu lượng bơm, không khí ở quạt ly tâm, công suất máy, công suất băng tải…
  • Điều khiển được quá trình khởi động, dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải giúp động cơ ổn định hơn.

Biến tần là gì. Vì sao phải sử dụng biến tần? Cách dùng biến tần ra sao?

Ví dụ: với bơm và quạt ly tâm – những động cơ có moment tải thay đổi theo tốc độ vòng quay thì:

  • Lưu lượng (m3/h) tỉ lệ thuậ với bậc nhất của tốc độ: Q1/Q2 = n1/n2.
  • Áp suất (Pa) tỉ lệ thuận với bậc 2 của tốc độ: H1/H2 = (n1/n2)2.
  • Công suất tiêu thụ điện (kW) tỉ lệ với bậc 3 của tốc độ: P1/P2 = (n1/ n2)3.

Trong đó:

  • Q1, H1, P1 – tương ứng là lưu lượng, áp suất và công suất điện với số vòng quay định mức của động cơ ( n1= 2960, 1.460 vòng/phút …).
  • Q2, H2, P2 – tương ứng là lưu lượng, áp suất, công suất điện với tốc độ vòng quay được điều chỉnh (n2

Theo đó, đối với việc điều chỉnh lưu lượng, áp suất của động cơ máy bơm, quạt gió theo từng mức tải phù hợp ở mỗi thời điểm thì việc làm thay đổi tốc độ của động cơ dẫn động được coi là tốt nhất, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ tối đa. Đây là biện pháp thay thế cho cách truyền thống là khi cần thay đổi sự lưu thông chất lỏng, chất khí thì phải thông qua góc mở các van ở đầu vào hoặc đầu ra của đường ống.

Như các bạn thấy ở trên, công suất tiêu thụ điện tỉ lệ thuận với bậc ba của tốc độ, do đó, khả năng tiết kiệm điện tiêu thụ phụ thuộc vào tốc độ của động cơ, tiết kiệm được rất nhiều so với những động cơ làm việc khi tốc độ không thay đổi (100% nđm).

Hướng dẫn sửa biến tần tất cả các lỗi chi tiết nhất

Một ví dụ cho dễ hiểu: Chúng ta có động cơ bơm nước với:

  • Pđm = P1 = 30kW (Pđm: Công suất tiêu thụ định mức)
  • n1 = 2960 vòng/phút (n1: số vòng quay định mức)

Khi chúng ta muốn điều khiển để giảm lưu lượng hoặc áp suất bằng cách điều chỉnh tốc độ dưới định mức: n2 = 2500 vòng/phút, lúc này, công suất tiêu thụ:

  • P2 = 30 x (2500/2960)^3 = 18kW, (P2 = 60% Pđm)

Trong trường hợp, động cơ ở chế độ ít tải với thời gian t = 15h/ngày, tính ra, điện năng mà bạn có thể tiết kiệm được khi không sử dụng biến tần sẽ là:

  • DA = 30 x 15 – 18 x 15 = 180kWh/ngày

Muốn tính được lượng điện tiết kiệm được khi sử dụng biến tần, ta sử dụng công thức chung sau:

  • DA = Ađm – Abt (kWh/ngày)

Trong đó:

  • Ađm = Pđm.t là điện năng tiêu thụ khi không sử dụng biến tần – (kWh/ngày)
  • Abt = % Pđm. % t là điện năng tiêu thụ khi động cơ được điều khiển bằng bộ biến tần – (kWh/ngày)
  • t là thời gian hoạt động của máy trong ngày – (h/ngày.)

Ở ví dụ trên, khi máy hoạt động trong thời gian t=15h/ngày, nhưng có lúc lại làm việc với các phụ tải khác nhau (%Pđm) trong những khoảng thời gian khác như: t1 = 75% x 15; t2 = 60% x 15; t3 = 40% x 15, … thì lúc này, lượng điện tiết kiệm sẽ tốt hơn rất nhiều.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng