KỸ SƯ CƠ KHÍ LÀ GÌ? CÔNG VIỆC CỦA KĨ SƯ CƠ KHÍ

Thời gian đăng: 08/08/2022

| Số người xem: 138 đã xem

Ngày nay, cùng với triển vọng ngành cơ khí. Các kỹ sư cơ khí đã trở thành nhân tố cần thiết cho mọi ngành công nghiệp. Vậy kỹ sư cơ khí là gì? Công việc của kỹ sư cơ khí ra sao? Kỹ năng nào cần thiết đối với kỹ sư cơ khí? Trong bài viết này, Văn Thái sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.

1. Kỹ sư cơ khí là gì?

Hiểu một cách đơn giản, kỹ sư cơ khí là những người hoạt động trong ngành cơ khí. Họ là những người thực hiện các công việc như: thiết kế, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các công trình, nhà máy hay công ty cơ khí. Họ cũng có thể là chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí. Những người đảm nhận vai trò quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí. Phục vụ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Để phát triển nền công nghiệp thì cơ khí phải là nền tảng, là xương sống của ngành công nghiệp. Và kỹ sư cơ khí là lực lượng lao động không thể thiếu. Khi có các vấn đề kỹ thuật xảy ra liên quan đến năng lượng, chuyển động, cơ, lực… các kỹ sư cơ khí đều có thể dễ dàng giải quyết. Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn tốt, năng lực cao, nhanh nhạy và sáng tạo sẽ giúp cải tiến công nghệ, đổi mới kỹ thuật làm tăng hiệu suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Từ đó thúc đẩy mọi ngành nghề cùng phát triển.

2. Công việc của kỹ sư cơ khí là gì?

 Sau khi ra trường, cơ hội việc làm của kỹ sư cơ khí rất lớn, dưới đây là những vị trí mà người hoàn thành bằng học này có thể dễ dàng ứng tuyển.

  • Thiết kế – thi công và lắp đặt sản phẩm

Thiết kế sản phẩm là một nhiệm vụ quan trọng của kỹ sư cơ khí

Ở vị trí việc làm này, kỹ sư sẽ thực hiện việc tham gia thiết kế, vẽ và hoàn thiện các bản vẽ cơ khí. Từ đó, phục vụ cho việc gia công, sản xuất cơ khí. Đây được coi là quá trình quan trọng, là nền móng để tạo nên những sản phẩm cơ khí chất lượng.

  • Lắp đặt và vận hành các thiết bị khác nhau

Cụ thể, nhóm công việc này bao gồm những việc làm như sau:

+ Tham gia lắp đặt các loại máy móc, thiết bị hay dây chuyền sản xuất, làm việc cho nông trường, nhà máy hay những công trình xây dựng.

+Theo dõi, đánh giá và quản lý chất lượng vận  hành của các dây chuyền sản xuất.

  • Sửa chữa và bảo trì máy cơ khí

 Nếu ứng tuyển vào vị trí này, mọi người cần tham gia sửa chữa hệ thống điện, cơ của máy cơ khi máy phát điện bị hư hỏng. Đồng thời, kỹ sư cơ khí cũng chịu trách nhiệm bảo trì định kỳ, triển khai các kế hoạch bảo trì hay kiểm tra chất lượng máy móc. Từ đó, đảm bảo dây chuyền luôn hoạt động một cách hiệu quả và an toàn nhất.

  • Đề xuất các giải pháp cải tiến máy móc – thiết bị

 Kỹ sư cơ khí cũng là người chủ động nghiên cứu, đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm cải tiến chất lượng hoạt động của các loại máy móc, thiết bị. Đây được xem là yếu tố có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng sức lao động, năng lực sản xuất của một dây chuyền.

Sau khi những giải pháp, sáng kiến, kế hoạch được thông qua, kỹ sư cần lên kế hoạch triển khai cụ thể. Từ đó, thực hiện công việc một cách hoàn hảo nhất.

Những công việc khác khi theo đuổi ngành kỹ sư cơ khí là gì?

 Ngoài những công việc kể trên, họ cũng chịu trách nhiệm với những công việc dưới đây:

-Chủ động theo dõi, cập nhật tiến bộ kỹ thuật trên thế giới. Từ đó, đưa ra những phương án hữu ích cho việc sản xuất, làm việc của hệ thống.

-Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm (Kỹ sư QA/QC)

-Phụ trách quá trình đào tạo, dạy nghề cho nhân công mới.

-Làm báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp.

-Thực hiện những công việc khác liên quan tới máy móc, cơ khí khi được cấp trên giao phó.

  1. Những kỹ năng cần thiết đối với kỹ sư cơ khí là gì?
  • Kiến thức toán học tốt với đầu óc logic cao.
  • Khả năng tổ chức công việc hiệu quả.
  • Có khả năng giao tiếp với người xung quanh một cách hiệu quả cả khi sử dụng lời nói hoặc văn bản.
  • Có kiến thức phù hợp về công nghệ thông tin.
  • Có kỹ năng giải quyết những vấn đề liên quan tới công việc của mình.
  • Có tính quyết đoán.
  • Biết cách làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để nâng cao hiệu quả công việc khi cần thiết.

4.Để trở thành KSCK bạn cần học những gì?

Hiện tại, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng tại nước ta có ngành cơ khí. Tuy nhiên, để được cấp bằng kỹ sư bạn sẽ phải hoàn thành chương trình học đại học 5 năm hoặc đào tạo sau đại học. Và trải qua các môn cơ bản của ngành kỹ thuật cơ khí bao gồm:

 

  • Toán học (toán chuyên đề, toán học tính toán, phương trình vi phân, và đại số tuyến tính)
  • Khoa học vật lí cơ bản
  • Cơ học lý thuyết ( bào gồm tĩnh học, động học và động lực học)
  • Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu
  • Kỹ thuật vật liệu và composite
  • Nhiệt động học, truyền nhiệt, biến đổi năng lượng, và hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí (HVAC)
  • Nhiên liệu, sự đốt và động cơ đốt trong
  • Cơ học chất lỏng: thủy tĩnh và thủy động
  • Thiết kế máy và cơ cấu ( bao gồm: động học và động lực học)
  • Dụng cụ và đo lường
  • Kỹ thuật chế tạo
  • Thủy lực khí nén
  • Rung động, lý thuyết điều khiển và kỹ thuật điều khiển
  • Cơ điện tử và Robot học
  • Cơ sở thiết kế máy, đồ họa
  • Vẽ kỹ thuật, các phần mềm lập trình 2D: AutoCAD, progeCAD…  và 3D như: Solidworks & Inventor, CAD/CAM…

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JUARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  •  Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  •  Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng