NGUYÊN NHÂN BIẾN TẦN LỖI KHÔNG LÊN NGUỒN MÀN HÌNH KHÔNG CÓ ĐIỆN RA MOTOR

Thời gian đăng: 28/09/2022

| Số người xem: 123 đã xem

Trong quá trình sử dụng biến tần một số khách hàng thường gặp phải lỗi biến tần không lên nguồn màn hình không có điện áp ra, mời các bạn cùng tìm hiểu về lỗi này qua bài viết sau đây của Văn Thái để biết nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

1. Nguyên nhân làm cho biến tần không lên nguồn màn hình

  • Do cấp nguồn chưa chính xác cũng làm cho biến tần không lên nguồn. Các bạn phải kiểm tra kỹ chân nào là chân cấp nguồn của biến tần. Thường những chân cấp nguồn cho biến tần thường ký hiệu là L1 L2 L3. Nếu trường hợp chân cấp nguồn không có có đánh số thì các bạn phải tham khảo trong manual của hãng để biết vị trí cấp nguồn cho chính xác.
  • Có một số trường hợp biến tần 3 pha 220v mà bạn cấp 1 pha thì phải cấp đúng pha thì biến tần mới lên nguồn. Ví dụ như ký hiệu 3 pha ngõ vào là L1 L2 L3 thì các bạn phải thử cấp L1 L2 hoặc L1 và L3. Có một số trường hợp biến tần 380v mà cấp 220v cũng sẽ khiến cho biến tần không lên nguồn.
  • Do board màn hình bàn phím bị hỏng nên dẫn tới không hiển thị màn hình. Trong trường hợp này biến tần vẫn có thể hoạt động nếu như màn hình bị hỏng. Bạn thử bật tắt công tắc hoặc vặn xoay biến trở volume chỉnh tốc độ xem thử biến tần có hoạt động hay không ?
  • Bản thân biến tần bị hư phần nguồn đây là trường hợp dễ gặp nhất. Đối với trường hợp này các bạn phải tháo bên trong để kiểm tra chi tiết linh kiện board mạch của biến tần.

2. Cách xử lý khi gặp lỗi biến tần không lên nguồn màn hình

  • Đầu tiên các bạn dùng VOM thang đo AC để kiểm tra xem có điện áp cấp vào biến tần hay chưa ? do có một số trường hợp biến tần được cấp nguồn bằng khởi động từ mà nếu khởi chưa đóng thì biến tần sẽ không lên nguồn.
  • Nếu đã có nguồn AC ở ngõ vào biến tần thì tiếp theo bạn chuyển VOM sang thang đo DC và đo điện áp trên DC bus. Thường trên biến tần thường ký hiệu chân DC là P và N hoặc + và -. Nếu nguồn DC bus có tức là phần nguồn vào biến tần ổn còn ngược lại đo không có DC Bus thì các bạn kiểm tra lại phần linh kiện liên quan tới khối nguồn vào bao gồm diode công suất, tụ nạp, cầu chì và điện trở công suất.
  • Nếu đã có điện áp trên bus DC mà không có nguồn lên màn hình bạn tiến hành kiểm tra biến thế xung trên board điều khiển vì đây là nguồn cấp chính cho board điều khiển.
  • Có một số trường hợp các bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ biến tần bằng máy thổi bụi, kiểm tra lại các jack kết nối vì những jack này có thể lau ngày bị bụi bám vào dẫn tới tiếp xúc điện không tốt nên làm cho biến tần không lên nguồn màn hình.

Biến tần là gì. Vì sao phải sử dụng biến tần? Cách dùng biến tần ra sao?

3. Cách kiểm tra phần cứng khi biến tần bị lỗi không lên nguồn

Đối với trường hợp biến tần gặp phải lỗi không lên nguồn thì các bạn thực hiện các bước sau đây để kiểm tra phần cứng của biến tần:

  • Đầu tiên các bạn dùng đồng hồ đo điện( VOM) để kiểm tra cầu diode của biến tần có còn hoạt động tốt hay không ?
  • Giờ bạn kiểm tra phần board mạch nguồn bên trong biến tần phần nối với tụ điện diode sẽ có 1 cầu chì. Bạn đo xem cầu chì này có bị đứt hay không ? Lưu ý khi cầu chì bị đứt không tự ý thay bởi vì có linh kiện bị hư hỏng gây chập mạch mới làm cầu chì đứt nếu bạn cố tình thay cầu chì vào trong lúc chưa tìm được nguyên nhân hư hỏng có thể làm do biến tần hư nặng hơn.
  • Sau khi kiểm tra diode và cầu chì thì các bạn kiểm tra phần tụ điện và điện trở nạp của phần nguồn DC.
  • Nếu kiểm tra kỹ các linh kiện nêu trên mà chưa tìm được lỗi hỏng thì bạn có thể kiểm tra khởi động từ cấp nguồn DC đối với biến tần loại lớn xem tiếp điểm có còn hoạt động tốt hay không ?

Còn đối với biến tần không lên màn hình thì có thể kiểm tra vệ sinh lại đầu nối jack cắm từ màn hình xuống board hoặc thử thay đổi màn hình biến tần khác xem thử có cải thiện được tình hình hay không.

4. Nguyên nhân của biến tần bị lỗi không có điện áp ra, không chạy.

Khi biến tần gặp lỗi không có điện áp ra có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tựu chung lại thì có thể do một số nguyên nhân như sau:

  • Nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến cho biến tần không có điện áp ra đó chính là IGBT ngõ ra bị hư dẫn tới biến tần không thể xuất điện áp ra cho motor được. Một số trường hợp thì igbt không hỏng mà hỏng board kích cũng dẫn tới lỗi này.
  • Có trường hợp biến tần không có điện áp ra do dây dẫn tới igbt ra cầu đấu dây bị dứt hoặc trong quá trình tháo lắp để sửa chữa vệ sinh biến tần quên gắn lại vào.
  • Một số trường hợp biến tần không có điện áp ra còn do cài đặt thông số chưa đúng dẫn tới chưa có lệnh chạy hoặc chưa có tần số tham chiếu.
  • Biến tần không có điện áp ra có thể cũng do chưa đấu đúng dây ngõ ra của biến tần. Đối với trường hợp này nên kiểm tra thật kỹ vì đấu nhầm dây ngõ ra có thể dễ gây cháy nổ cho cả motor và biến tần.

Lưu ý rằng ngõ ra điện áp của biến tần là dạng sóng đặc biệt không phải giống như điện sử dụng trong gia đình nên trong một số trường hợp sử dụng đồng hồ đo loại giá rẻ không thể đo được điện áp này.

Cung cấp biến tần chính hãng uy tín chất lượng giá tốt tại Bắc Ninh

5. Khắc phục lỗi biến tần không có điện áp ra không chạy

Khi biến tần của bạn gặp lỗi không có điện áp ra các bạn có thể xử lý tuần tự theo các bước như sau:

  • Sử dụng đồng hồ đo vôn thang AC loại tốt cắm lần lượt vào 3 cặp U V, UW, V W để đo thử có điện áp ngõ ra hay không ? . Khi đo điện áp ngõ ra của biến tần nên dùng VOM đồng hồ đo điện dạng điện tử hiện số và bật sang thang đo AC thì mới đo chính xác được.
  • Kiểm tra trên màn hình biến tần có đèn báo RUN có sáng hay chưa, kiểm tra dây công tắc, nút nhấn có kích hoạt hay chưa. Kiểm tra liên quan tới núm xoay biến trở chiết áp thử có tần số tham chiếu hay chưa. Kiểm tra kỹ lại các thông số cài đặt theo tài liệu manual của nhà sản xuất liên quan tới lệnh chạy, tần số tham chiếu. Nếu vẫn chưa được thì nên tiến hành reset factory lại mặc định để tiến hành cài lại từ đầu, nhưng bạn nên nhớ rằng việc reset về mặc định biến tần sẽ bị mất toàn bộ thông số cài đặt nên bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành thực hiện.
  • Nếu sau 2 bước trên bạn vẫn chưa khắc phục được lỗi thì các bạn tiến hành tắt nguồn biến tần và đo nguội IGBT thử có vấn đề gì không ? Lưu ý để đo nguội igbt bạn phải tắt hết nguồn biến tần rồi mới tiến hành đo đạc.
  • Sau đó tháo biến tần ra tiến hành kiểm tra dây dẫn và các giắc cắm từ board điều khiển qua board công suất có bị lỏng dây hay không ?

Máy biến tần 3 pha 220v giá bao nhiêu? - Máy Biến Tần Bình Dương

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng