QUY TRÌNH THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ CÁCH LẮP ĐẶT

Thời gian đăng: 22/08/2022

| Số người xem: 120 đã xem

Các bạn đã nghe đến tủ điện công nghiệp, nhưng các bạn đã biết quy trình thiết kế và lắp đặt của thiết bị này gồm mấy bước chưa? Đừng lo lắng khi bạn chưa có câu trả lời hãy cập nhật ngay những thông tin trong bài chia sẻ này để tự giải đáp và trang bị những kiến thức cần thiết nhé.

1. Quy trình thiết kế tủ điện công nghiệp

Việc thiết kế tủ điện công nghiệp không phải đơn giản và thực hiện 1 cách qua loa, cẩu thả mà nó phải đúng và tuân theo quy trình nhất định.

+ Nếu có sẵn sơ đồ thiết kế mạch thì chỉ cần lập 1 sơ đồ khối phần điện cần lắp.

+ Chúng ta nên khảo sát giá cả các vật liệu, thiết bị cần mua, so sánh để tìm ra thiết bị có giá tốt.

+ Khi có thiết bị, vật tư với các kích thước thực tế thì nên sắp xếp để xem bố trí trong tủ như thế nào hợp lý.

+ Chuẩn bị các phụ kiện để lắp đặt đặt trong tủ điện công nghiệp như: thanh sắt dùng cài các khởi động từ, các vòng thứ tự cài vào dây, rơ le, các đầu nối điện, timer.

+ Chuẩn bị bảng bằng ván ép hoặc bảng sắt và ắp các cơ phận lên bảng. Kỹ thuật viên nên đặt bảng nằm ngang khi lắp để dễ dàng thao tác.

+ Khi đã lắp xong thì chúng ta cần thử để xem hoạt động của cơ phận có theo đúng quy trình thiết kế làm tủ điện công nghiệp, thử độ an toàn cách điện của cơ phận trên bảng và bảng.

+ Sau khi đã an toàn thì bắt đầu thử với tải nhỏ lần thứ nhất và ráp bảng các cơ phận vào tủ điện công nghiệp.

+ Hàn các khung chân tủ và lắp đặt tủ vào vị trí đã thiết kế. Bước tiếp theo là kéo và đấu nối dây điện từ motor vào tủ và đấu điện lưới.

+ Thử phần dây nối đất và kiểm soát an toàn về điện.

2. Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

Bạn có thể tham khảo các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp của Văn Thái như sau:

+ Đầu tiên là chúng ta phải lên phương án cụ thể và tính toán thông số kỹ thuật

Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế sử dụng của từng khách hàng, từng hệ thống mà việc tính toán cũng như lựa chọn phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Sao cho thiết bị được lựa chọn phù hợp với khả năng kinh tế. Vì khi giá thành thiết bị cao sẽ khiến giá của tủ điện khi hoàn thành cao.

+ Tiến hành vẽ sơ đồ thiết bị, sơ đồ nguyên lý vận hành của tủ điện.

Sơ đồ thiết bị của tủ điện phải đảm bảo đầy đủ các tính năng theo như yêu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, phải tối ưu nhằm đơn giản hóa tủ điện, giảm các vật tư cần thiết để giảm giá thành của tủ điện khi hoàn thiện.

Bước này cần được thực hiện bởi các kỹ sư có kinh nghiệm và trình độ để khi thiết kế sơ đồ thiết bị hay bản vẽ tủ điện công nghiệp sẽ có tính toán cho cả quá trình mở động, thay đổi của thiết bị sau này.

+ Lắp đặt mặt cánh tủ điện công nghiệp

Bước này hay còn gọi là lắp vỏ tủ, chúng ta sẽ bố trí hợp lý và lắp các thiết bị lên cánh tủ. Và nên nhớ đến 3 nguyên tắc sau:

Các nút nhấn, công tắc, thiết bị điều khiển sẽ đặt phía dưới

Các thiết bị như đồng hồ hiển thị, đèn báo nguồn, đồng hồ đo áp sẽ đặt ở phía trên cao.

Những công tắc, nút bấm cùng điều khiển 1 động cơ thì nên sắp xếp thành 1 hàng có thể là dọc hoặc ngang giúp cho quá trình vận hành của người kỹ thuật được dễ dàng hơn.

+ Bước tiếp theo là sắp xếp các thiết bị đặt trong tủ

Để thuận tiện, người ta thường phân chia thành từng nhóm như:

Nhóm khí cụ điện như: khởi động từ, aptomat, công tắc tơ chuyên đóng cắt sẽ đặt cùng 1 hàng và ở phía dưới.

Nhóm các thiết bị điều khiển như: cảm biến, rơ le trung gian, bộ điều khiển, rơ le bảo vệ sẽ được lắp đặt ở góc phía trên và cùng với nhau.

Trung tâm sẽ là aptomat tổng hoặc đặt ở góc cao bên trái sao cho vừa tầm người, giúp thuận tiện khi thao tác

Cầu đấu sẽ đặt ở dưới cùng để bố trí đấu dây hợp lý

+ Tiếp theo là đấu dây điện và hệ thống tủ điện

Các đầu cốt dây điện cần được phân biệt bằng màu sắc và số thứ tự để thuận tiện khi kiểm tra và sửa chữa.

Những dây truyền thông, dây dẫn encoder, dây tín hiệu có độ nhạy sao thì nên được bọc kỹ càng để tránh nhiễu. Những dây dẫn phải được kết nối khoa học, logic với nhau.

Dây mạch lực và dây điều khiển phải tuân theo tiêu chuẩn nhất định và đấu vuông góc với nhau. Người kỹ thuật nên đấu mạch động lực trước rồi mới đấu các dây điều khiển.

Trước khi đấu dây điện cho tủ điện, người lắp nên kiểm tra toàn bộ hệ thống, cho chạy không tải để phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời trước khi hoàn tất và đấu tải và tủ.

+ Cuối cùng là test và kiểm tra tủ

Bước này khá quan trọng nhưng nhiều người lại khá xem nhẹ. Trước khi xuất tủ điện, kết nối và lắp đặt hiện trường thì cần test kiểm tra để đảm bảo không có sai sót nào trong quá trình sử dụng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng