SƠ ĐỒ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ROTO LỒNG SÓC

Thời gian đăng: 19/09/2022

| Số người xem: 839 đã xem

Việc khởi động của động cơ không đồng bộ luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn cứ vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ mà sẽ có cách khởi động phù hợp. Dưới đây là sơ đồ khởi động động cơ lồng sóc, mời bạn tham khảo nhé!

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor roto lồng sóc

a)  Cấu tạo của rôto lồng sóc

Kết cấu của loại dây quấn này rất khác biệt so với dây quấn stato. Loại rôto lồng sóc có công suất >100kW, nằm trong các rãnh của lõi thép được đặt các thanh đồng, có 2 đầu nối ngắn mạch bằng 2 vòng đồng sẽ tạo thành cái lồng sóc. Ở các động cơ công suất nhỏ, phần lồng sóc được chế tạo bằng phương pháp đúc nhôm vào trong các rãnh lõi thép của roto, từ đó sẽ tạo thành thanh nhôm, 2 đầu đúc sẽ có vòng ngắn mạch. Động cơ điện roto lồng sóc còn được gọi là động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc là vì vậy.

b)  Nguyên lý hoạt động của motor roto lồng sóc

Trong máy cảm ứng đồng bộ 3 pha, dòng điện xoay chiều sẽ cung cấp cho cuộn dây stator một năng lượng để giúp cho nó tạo ra từ thông quay. Từ thông sẽ tạo ra 1 từ trường quay từ trong khe hở không khí giữa stator và rotor, đồng thời tạo ra một điện áp để tạo ra dòng điện chạy qua các thanh rotor.

Mạch và dòng điện ở trong dây dẫn rotor lúc này đã được kích hoạt. Tác động của từ thông quay và dòng điện cùng lúc sẽ tạo ra một lực tạo ra mô men xoắn để thực hiện khởi động động cơ.

Một rotor của máy phát điện cũng được tạo thành từ 1 cuộn dây được bọc xung quanh cái lõi sắt. Thành phần từ tính của rotor cũng được chế tạo ra từ các lớp thép để hỗ trợ việc dập các khe dẫn để tạo ra các hình dạng và kích cỡ cụ thể. Khi dòng điện không đồng bộ chạy qua cuộn dây, một từ trường sẽ được tạo ra xung quanh lõi, còn gọi là dòng điện trường. Cường độ của dòng điện trường lúc này sẽ điều khiển mức năng lượng của từ trường ở bên trong.

Hình ảnh cụ thể của động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc

Dòng điện 1 chiều (DC) điều khiển dòng điện trường chạy theo một hướng và được đưa thẳng đến cuộn dây bằng 1 bộ chổi và dây quấn. Giống như bất kỳ thanh nam châm nào, từ trường được tạo ra cũng có 2 cực, đó là bắc và nam. Hướng chuyển động của động cơ được rotor cung cấp năng lượng theo chiều kim đồng hồ có thể được điều khiển bằng cách sử dụng các thanh nam châm và từ trường được cài đặt trong phần thiết kế của rotor, điều này sẽ cho phép động cơ chạy ngược hoặc theo chiều kim đồng hồ.

2. Sơ đồ khởi động động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

Yêu cầu khi chuẩn bị khởi động động cơ:

  • Mô men khởi động (Mk) phải đủ độ lớn để có thể thích ứng được với đặc tính tải.
  • Dòng khởi động (Ik) của động cơ càng nhỏ càng tốt để không ảnh hưởng xấu đến các phụ tải khác.
  • Thời gian khởi động (tk) cần nhỏ vừa đủ để máy có thể khởi động và làm việc được ngay.
  • Thiết bị khởi động một cách đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng, đáng tin cậy và tiêu tốn ít năng lượng. Những yêu cầu trên hầu hết là trái ngược với nhau, vì thế tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng và công suất của lưới điện mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp khởi động sao cho thích hợp.

a)  Khởi động trực tiếp bằng cách đóng cầu dao CD

Khởi động trực tiếp bằng cách đóng cầu dao CD nối trực tiếp dây quấn stato vào lưới và động cơ quay

Ưu điểm:

  • Thiết bị khởi động tương đối đơn giản.
  • Mô men khởi động (Mk) của động cơ đủ lớn.
  • Thời gian khởi động của động cơ (tk) nhỏ.

Nhược điểm:

  • Dòng điện khởi động (Ik) lớn có thể gây ảnh hưởng đến các phụ tải khác.
  • Phương pháp này chỉ được dùng cho những động cơ có công suất nhỏ và công suất của nguồn phải lớn hơn nhiều lần so với công suất động cơ.

b) Khởi động bằng cách giảm điện áp đặt vào dây quấn stato 

Các phương pháp sau đây suy cho cùng cũng để nhằm mục đích làm giảm dòng điện khởi động. Nhưng khi đã thực hiện giảm điện áp thì mô men khởi động của động cơ cũng sẽ giảm theo.

Khởi động có thể dùng cuộn kháng để tiến hành mắc nối tiếp đường dây vào trong mạch stato:

  • Khởi động sử dụng mba tự ngẫu
  • Khởi động bằng phương pháp đổi nối Y → Δ

Sơ đồ khởi động động cơ không đồng bộ roto lồng sóc

Dùng cuộn kháng để mắc nối tiếp vào trong mạch stato 

– Theo sơ đồ, các cầu dao được ký hiệu là CD1 và CD2, cuộn điện kháng là CK. Nguyên lý hoạt động như sau:

+ Khi khởi động: cầu dao CD2 lúc này đang mở, CD1 đóng, stato được nối vào lưới điện qua cuộn điện kháng CK.

+ Khi động cơ đang quay ổn định: lúc này nên đóng CD2, ngắn mạch điện kháng CK, điều chỉnh stato nối trực tiếp vào lưới.

– Các thông số khởi động của điện áp đặt vào trong dây quấn stato: (lúc này hệ số k < 1), dòng điện đang khởi động: (Ik – dòng khởi động trực tiếp cùng với điện áp U1), còn mô men khởi động theo công thức: 1 ‘ U1 = k.U k ‘ k I = k.I k

Khởi động sử dụng mba tự ngẫu 

– Lúc này, các cầu dao sẽ được ký hiệu lần lượt là CD1, CD2, CD3, biến áp tự ngẫu là TN. Nguyên lý hoạt động như sau: Khi khởi động, cắt cầu dao CD2, đóng dầu dao CD3, máy biến áp MBA TN để ở vị trí mà điện áp đặt vào động cơ khoảng (0.6÷0,8) Uđm, ta đóng cầu dao CD1 để nối stato vào lưới điện thông qua biến áp MBA TN.

– Khi động cơ quay có sự ổn định: Hãy tiến hành cắt cầu dao CD3, đóng cầu dao CD2 lại để ngắn mạch MBA TN, đồng thời, nối trực tiếp dây quấn của stato vào lưới.

Khởi động bằnách đổi nối Y → Δ 

Các cầu dao trong động cơ là CD1, CD2, cầu dao đảo chiều CD. Phương pháp này chỉ sử dụng cho động cơ lúc máy đang làm việc bình thường nối hình Δ, khi khởi động nối theo Y. Sau khi tốc độ quay đã gần ổn định, cần chuyển về nối Δ để thực hiện khởi động cho động cơ.

Khởi động bằng cách thêm Rp vào trong mạch  

– Phương pháp khởi động này chỉ dùng cho những động cơ không đồng bộ rôto dây quấn vì đặc điểm của loại động cơ này là chúng ta có thể thêm điện trở phụ vào trong mạch rôto. Khi điện trở rôto đã có sự thay đổi thì đặc tính của động cơ là M = f (s) cũng thay đổi theo. Nếu điều chỉnh điện trở mạch ở rôto một cách thích đáng thì ta có Mk = Mmax.

– Khi rôto quay, để có thể giữ lại được một mô men điện từ nhất định trong quá trình khởi động, chúng ta cần cắt dần điện trở để nối thêm vào mạch rôto làm cho quá trình tăng tốc của động cơ sẽ chuyển từ đặc tính này sang đặc tính khác. Hơn nữa, sau khi cắt toàn bộ điện trở thì động cơ cũng sẽ tăng tốc đến tại điểm làm việc của các đặc tính cơ tự nhiên.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:

– Hotline: 0383 136 988

– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com

-Websitehttps://linhkiencatdaycnc.com/

-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)

Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….

Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:

  • Dịch vụ giao hàng nhanh
  • Hậu mãi tốt
  • Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng