Có nhiều cách để đo nhiệt độ được lựa chọn nhưng phổ biến nhất trong sản xuất công nghiệp vẫn là phương pháp chính xác cao và mang lại hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Văn Thái sẽ giới thiệu đến các bạn biết thêm về nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ, chức năng và cách chọn cảm biến nhiệt độ
1. Cảm biến nhiệt độ là gì?
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị giúp đo và hiển thị kết quả của sự biến đổi nhiệt độ của các đại lượng, vật, môi trường cần đo.
Mỗi công việc, mỗi một môi trường và hệ thống sẽ có đặc điểm, tính chất, đại lượng và yêu cầu riêng nên loại cảm biến nhiệt được sử dụng cũng sẽ không giống nhau.
2. Cấu tạo cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ công nghiệp được phân chia thành 2 phần: Chính là 2 dây kim loại để gắn vào đầu lạnh, đầu nóng.
Phần phụ sẽ bao gồm:
Đầu kết nối: Là nơi chứa các bảng mạch dùng để kết nối điện trở. Chất liệu là gốm.
Bộ phận cảm biến: Nó được bảo vệ bởi lớp vỏ sau khi đã kết nối với các đầu nối. Bộ phận này quan trọng nhất. Nó quyết định đến độ chính xác của thiết bị khi làm việc.
Phụ chất làm đầy: Đó chính là bột alumina có độ mịn, được sấy khô. Chức năng của nó là lấp đầy những khoảng trống để giúp hạn chế sự rung động của cảm biến.
Dây kết nối: Tùy theo từng loại mà số lượng dây kết nối có thể là 2, 3, 4. Vật liệu sản xuất dây sẽ dựa vào điều kiện của đầu đo.
Vỏ bảo vệ: Chức năng của nó là bảo vệ dây kết nối và cảm biến. Tùy theo yêu cầu mà lớp vỏ này có thể bổ sung thêm lớp ngoài bằng vỏ bổ sung để tăng khả năng bảo vệ.
Chất cách điện bằng gốm: Chức năng của nó là ngăn cách điện của vỏ và dây kết nối, ngăn ngừa đoản mạch.
3. Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ
Như chúng ta đã biết, cảm biến nhiệt độ luôn hoạt động theo nguyên lý: Sự thay đổi điện trở kim loại so với sự thay đổi nhiệt.
Dễ hiểu hơn đó là: Khi sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu lạnh và đầu nóng diễn ra thì tại đầu lạnh sẽ phát sinh một sức điện động V. Và vì nhiệt tại đầu lạnh sẽ phụ thuộc vào yếu tố chất liệu để đảm bảo sự ổn định khi đo nên ngày càng xuất hiện nhiều loại cảm biến nhiệt khác nhau. Mỗi loại E, R, J, S, K, T lại cho ra một sức điện động không giống nhau.
Nguyên lý này được hình thành dựa trên sự quan hệ giữa nhiệt và vật liệu kim loại. Khi điện trở là 100 Ω thì nhiệt độ là 0. Khi điện trở trăng thì nhiệt độ tăng, khi điện trở giảm thì nhiệt độ giảm.
4. Cách chọn cảm biến nhiệt độ
Để có thể chọn được cảm biến nhiệt độ trong công nghiệp phù hợp không phải dễ dàng gì khi có hàng trăm loại trên thị trường. Vì thế mà các bạn có thể cân nhắc những lưu ý sau:
+ Đầu tiên là xác định loại cảm biến nhiệt độ cần sử dụng. Loại cảm biến PT 100 hay can nhiệt chính là 2 loại thường gặp. Khách hàng cũng nên xem tín hiệu output, PT 100 thì tín hiệu điện trở (Ω) còn can nhiệt cho tín hiệu điện áp (mV).
+ Bạn lựa chọn loại cảm biến đầu củ hành dùng cho không gian lớn hay là cảm biến dây lắp tại các vị trí nhỏ hẹp.
+ Thông số dải thang đo nhiệt độ là yếu tố quan trọng cần xem xét. Người dùng có thể chọn hỏa kế với thang đo từ 54 đến 1000 độ C hay RTD với 200 độ C – 700 độ C hoặc can nhiệt -100 độ C đến 1400 độ C. Tùy theo đặc điểm của từng môi trường đo mà
+ Chiều dài que dò cảm biến
Khi bạn quan sát que dò sẽ thấy có 1 đoạn tầm 4mm-5mm có màu sắc khác biệt. Đó chính là đoạn platinum. Thông thường các khách hàng của chúng tôi thường chọn cảm biến có que dài 50mm.
+ Đường kính que dò và ren kết nối
Đường kính của que dò sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của cảm biến do có lớp vỏ ngoài bằng inox. Cảm biến có que dò nhỏ nhạy hơn so với cảm biến có đường kính lớn.
Ren kết nối của các loại cảm biến thông thường sẽ chỉ cần chọn phù hợp với yêu cầu. Nếu ren quá lớn hoặc quá nhỏ thì người dùng có thể lắp các bộ chuyển đổi ren. Đối với cảm biến bọc sứ đặc biệt không có ren kết nối thì bắt buộc phải đo đường kính.
+ Môi trường đo
Tùy theo đó là môi trường nước, hóa chất, khí nén mà người dùng chọn cảm biến phù hợp. Nếu môi trường có chất ăn mòn thì nhất định phải sử dụng ống termowell.
+ Và yếu tố phụ như có cần chuẩn chống cháy nổ hay bộ chuyển đổi tín hiệu hay không, sai số và không bỏ qua giá thành sản phẩm.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi với mong muốn mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu quý khách hàng cần tìm mua các sản phẩm về hợp kim và linh kiện cơ khí khác.
Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các hình thức sau:
– Hotline: 0383 136 988
– Email: linhkienvanthaihn@gmail.com
-Website:https://linhkiencatdaycnc.com/
-Fanpage: https://rg.link/6X6xLLz (Linh Kiện Văn Thái Hà Nội)
Công ty Văn Thái chúng tôi chuyên cung cấp các linh kiện và tất cả các loại hợp kim theo yêu cầu của khách hàng để sản xuất dao phay gỗ, với mã hợp kim đa dạng như: YG6, YG6Z, YG8, YG3X, YG15C, YG20C, YG25C… tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chúng tôi có: dây cắt Trường Thành, dây cắt Cánh Chim ( xanh, đỏ ), dây cắt Quang Minh ( cam, xanh ), dây cắt Honglu ( giấy, nhựa ), dây cắt Kim Cương và cả dây cắt Nhôm,… dầu cắt dây DX-2, dầu cắt JIARUN #1 ( JR#1) ( dầu xanh lá ), dầu cắt JIARUN 2A, hộp dầu JIARUN 3A, dầu SDK2, dầu SDK 3 ( dầu vàng ), dầu SDK 118, dầu WED-218 và cả dầu mài JD,…. Động cơ điện, động cơ bước tiến, bánh xe (puly), nút đồng, nắp đậy, bộ bạc đạn bánh xe, bạc đạn, động cơ điện, máy bơm, card HL, dây Curoa, hợp kim dẫn điện,….
Lựa chọn Văn Thái và các sản phẩm do Văn Thái cung cấp quý khách sẽ vô cùng hài lòng vì chúng tôi có:
- Dịch vụ giao hàng nhanh
- Hậu mãi tốt
- Sản phẩm giá thành hợp lý, chủng loại đa dạng